Nhà ở có giá trên dưới 1 tỷ đồng ngày càng khan hiếm.

Trong khi nhu cầu về nhà ở tại các đô thị đang là rất lớn và chủ yếu tập trung ở phân khúc có giá bán vừa túi tiền thì thị trường hiện nay lại đang bùng nổ phân khúc trung và cao cấp.
Chung-cu-xuan-mai-sparks-tower

Nhà ở có giá trên dưới 1 tỷ đồng ngày càng khan hiếm.
Mới đây, Ngân hàng thế giới đưa ra thông báo Việt Nam hiện có khoảng 40% dân số có thu nhập không đủ để mua nhà. Cụ thể, với mức thu nhập dưới 10 triệu/tháng. Thực tế, tại những đô thị lớn như TP.HCM, Hà Nội nhu cầu về nhà ở là rất lớn, nhưng với thu nhập hiện nay phần lớn rất khó có khả năng mua được nhà.
Tại TP.HCM, theo số liệu thống kê từ nay đến năm 2017, thị trường sẽ chào đón từ 50.000 – 60.000 căn hộ, chiếm phần lớn trong số này là phân khúc trung và cao cấp. Tuy nhiên, nhu cầu của khách hàng lại đang tập trung phần lớn ở phân khúc nhà vừa túi tiền có giá trên dưới 1 tỷ đồng.
Nhìn lại năm 2014, phân khúc nhà ở có giá bán trên dưới 1 tỷ đồng “lĩnh xướng” thị trường bất động sản. Hàng loạt dự án nhà ở có giá bán từ khoảng trên dưới 15 triệu/m2 được giới thiệu ra thị trường. Tiêu biểu là các dự án của Hưng Thịnh như 12 View, chuỗi dự án 8X, dự án Hưng Ngân Garden của Hoàng Anh Sài Gòn, Fist Home Thủ Đức của chủ đầu tư N.H.O, dự án TDH Phước Long của Thuduc House, dự án của Nam Long… Các dự án này nhanh chóng gây sốt trên thị trường vì đã đánh đúng vào nhu cầu ở thực của người dân.
Tuy nhiên, bước sang năm 2015, trong khi số lượng dự án nhà ở có giá bán trên dưới 1 tỷ đồng dần khan hiếm thì thị trường lại bùng nổ nguồn cung các dự án trung và cao cấp. Lý giải việc bùng nổ nguồn cung cao cấp trong thời gian vừa quan, ông Trần Khánh Quang, Tổng giám đốc Công ty địa ốc Việt An Hòa cho biết, sau nhiều năm thị trường rơi vào trầm lắng thì hiện đã có dấu hiệu phục hồi và khởi sắc trở lại. Thị trường đang bùng nổ nguồn cung trung cao cấp một phần vì nhu cầu thực nhưng đa số là đáp ứng nhu cầu lớn của các nhà đầu tư. Mặt khác, đầu tư vào phân khúc trung và cao cấp thì tỷ suất lợi nhuận sẽ cao hơn nhiều so với đầu tư xây dựng các dự án nhà ở có giá rẻ.
Tuy nhiên, theo tiến sĩ Lê Bá Chí Nhân, hiện nền kinh tế của Việt Nam chưa có nhiều đột biến, với mức thu nhập hiện nay của phần lớn người dân thì phần lớn không thể đủ khả năng mua được một căn nhà với giá bán vài chục triệu một mét vuông.
Trong một hội thảo mới đây, nhiều chuyên gia cho biết, hiện có hơn 95% người trẻ gặp khó khăn về nhà ở. Chỉ tính riêng tại TP.HCM, mỗi năm có khoảng hơn 50.000 cặp vợ chồng mới cưới có nhu cầu về nhà ở, lao động trẻ, người nhập cư cũng mong muốn có một căn nhà. Tuy nhiên, với mức thu nhập hiện nay thì nhóm đối tượng này rất khó để mua được nhà ở thành phố. Trong khi đó, gói hỗ trợ tín dụng 30.000 tỷ dành để cho người thu nhập thấp mua nhà vẫn chưa phát huy hết hiệu quả. Gói này giải ngân quá chậm, trong khi thời hạn sắp hết. Thủ tục vay cũng rườm rà, vướng mắc, buộc người dân phải chứng minh thu nhập nên rất khó.
Một nguồn cung nhà ở giá rẻ khác đó là các dự án nhà ở xã hội, tuy nhiên hiện chính sách này cũng bị đánh giá là chưa mang lại hiệu quả thiết thực. Số lượng nhà ở xã hội quá ít, lại thường không đảm bảo về chất lượng khiến người dân không yên tâm. Trong khi đó, việc kêu gọi doanh nghiệp đầu tư xây dựng dự án nhà ở xã hội cũng không đơn giản. Nhiều doanh nghiệp “chê” nhà ở xã hội vì thủ tục rườm rà và khả năng sinh lợi nhuận thấp.
Luật Kinh doanh bất động sản quy định, những dự án bất động sản tại các khu vực đô thị loại 3 trở lên phải dùng 20% diện tích để xây dựng dự án nhà ở xã hội. Thế nhưng xét trên thực tế, rất ít dự án làm được điều này. Một phần vì sự bất hợp lý khi trong một đô thị cao cấp rất khó để xây dựng các căn hộ có giá rẻ. Phần vì chủ đầu tư dự án cố tình né không thực hiện.
Theo một chuyên gia, thị trường bất động sản hiện đang phục hồi và phát triển tích cực trở lại, song đã xuất hiện một số dấu hiệu lo ngại, trong đó có lệch pha cung cầu. “Một thị trường bền vững thì phải cân đối cung cầu, một mặt đáp ứng được nhu cầu của nhà đầu tư nhưng cũng phải có nguồn cung nhà ở phù hợp với túi tiền và nhu cầu ở thực của người dân”, vị này cho biết.
Trần Phong-cafeland



Hạ tầng chung cư ở Hà Nội: Dân chung cư khổ vì ngột ngạt

Hà Nội có gần 900 nhà cao tầng, tuy nhiên hiện tại vẫn chưa có quy chế cho việc phát triển loại hình nhà này. Điều này dẫn tới hệ lụy hàng loạt chung cư cao tầng mọc lên, mật độ dân cư tăng đột biến nhưng hạ tầng kỹ thuật lại không theo kịp. Sau một thời gian thả nổi việc xây dựng các nhà cao tầng, hiện nay TP.Hà Nội đang lúng túng giải “bài toán” áp lực hạ tầng kỹ thuật.
Từng được coi là biểu tượng mang tính đột phá của Hà Nội, khu đô thị (KĐT) Trung Hòa - Nhân Chính (quận Cầu Giấy, Hà Nội) giờ trở thành các dãy chung cư nhếch nhác, chật chội bởi số lượng lớn các tòa nhà cùng với hàng vạn cư dân dẫn tới mật độ dân quá đông. Trong khi đó, tại quận Hoàng Mai, Thanh Xuân và Cầu Giấy, những con đường hẹp chỉ 5-6m cũng xuất hiện hàng loạt cao ốc khiến cả vỉa hè cũng không đủ đường lưu thông. Người Hà Nội đang sống bức bối, ngột ngạt vì cao ốc trong nội đô.
Diện tích 2ha, chen chúc hơn 10.000 nhân khẩu!
Dòng người trên đường Nguyễn Trãi, nơi tập trung hàng loạt tổ hợp chung cư của Hà Nội. Ảnh: Hải Nguyễn
Trao đổi với PV Báo Lao Động, chị Thu Nga - một cư dân sống ở tầng 10 - ngán ngẩm: “Thang máy ở đây lúc nào cũng trong tình trạng quá tải, chúng tôi luôn phải rồng rắn chờ đợi, có khi hơn 30 phút. Một tòa nhà đã có cả ngàn nhân khẩu chen chúc, đã thế nhiều căn hộ chuyển sang cho thuê văn phòng thì tắc nghẽn cũng phải thôi”. Phó Chủ tịch UBND quận Cầu Giấy Trần Việt Hà cho rằng quy hoạch quận Cầu Giấy năm 1999 - 2020 có 15 vạn dân. Tuy nhiên hiện tại đất chưa lấp hết, dân số đã là 25 vạn dân.
Theo ông Hà, số 25 vạn dân vẫn chưa tính tới sinh viên hay lao động tự do. “Trong tương lai, còn gấp 1,5 lần hiện tại. Như vậy không hạ tầng kỹ thuật nào đáp ứng nổi”. Nhận xét về không gian công cộng bị chiếm dụng làm bãi đỗ xe, kinh doanh tại KĐT Trung Hòa - Nhân Chính, ông Hà thừa nhận: “Nhiều khu dân cư diện tích ở sử dụng chưa đúng mục đích, nhà ở không ở mà cho thuê văn phòng. Còn chung cư một hầm thì không thể đáp ứng được”.
Đường rộng 5m, 4 tổ hợp chung cư
Đường Lĩnh Nam (quận Hoàng Mai) bề ngang chỉ rộng chừng 5m, vừa đủ cho 2 xe ô tô tránh nhau nhưng có tới 2 khu chợ, 2 trường học và có tới 4 dự án cao ốc đưa dân vào ở và đang xây dựng. Cụ thể, tại chung cư 262 Lĩnh Nam là 2 tòa nhà cao gần 20 tầng và 2 dãy nhà liền kề. Cách đấy vài trăm mét là chung cư 52 Lĩnh Nam với quy mô đồ sộ không kém với 2 khối nhà cao tầng, 1 nhà liền kề 3 tầng.
Hiện tại chung cư 52 Lĩnh Nam đã có dân vào ở từ vài năm nay. Đối diện 52 Lĩnh Nam là khu tổ hợp chung cư 87 Lĩnh Nam với 4 khối nhà từ 19 tầng tới 30 tầng nằm sát cạnh nhau của dự án New Horizon City. Khu tổ hợp này đang gấp rút xây dựng ngày đêm và tới 2017 sẽ bàn giao nhà. Cách thêm vài trăm mét cũng là công trường đang tấp nập xây dựng với 3 tòa nhà cao tầng và biệt thự liền kề.
Với mật độ xây dựng hàng loạt khu tổ hợp chung cư trên con đường nhỏ hẹp khiến đường Lĩnh Nam lâm vào cảnh tắc triền miên. Phải rời khỏi nhà vào lúc 6h30 sáng để kịp tới cơ quan đúng giờ ở phố Láng Hạ, chị Quỳnh (sống tại 52 Lĩnh Nam) tỏ ra cáu gắt khi hỏi về tắc đường, chị Quỳnh nói: “Hôm nào chỉ cần ra đường chậm 30 phút vào lúc 7h sáng là phải mất thêm 30 phút mới mới ỳ ạch được vài trăm mét. Sao con đường bé tẹo vậy mọc lên lắm chung cư thế không biết”.
Không chỉ đường Lĩnh Nam, trên đường Xuân Thủy (Cầu Giấy) có tới hàng loạt dự án chung cư, nhà cao tầng mọc san sát như chung cư 173 Xuân Thủy, tòa nhà HITC - 239 Xuân Thủy, khu phức hợp Indochina Plaza Hanoi (IPH) Các dự án này là nơi ở của hàng nghìn hộ gia đình nên khiến tuyến đường này thường xuyên tắc. Chị Nguyễn Thị Dung - có con học tại Trường Tiểu học Dịch Vọng A - bức xúc: “Đã bị chắn đường vì đường sắt lại có hàng loạt chung cư cao tầng. Nhiều khi đường tắc, dẫn con đi bộ đến trường có khi còn nhanh hơn đi xe máy!”.
Cùng cảnh khổ đường hẹp thêm tắc vì cao ốc, tuyến đường Khương Đình - Kim Giang cũng phải tải 1.500 căn hộ của chung cư Five Star Garden (số 2 Kim Giang). Tại đường Khương Đình cũng đang xây dựng 2 tòa tháp cao 30 tầng nổi, 2 tầng hầm chia làm 4 block. Quanh khu vực này còn có hàng loạt trường học như Trường Tiểu học Kim Giang, Trường THCS Đại Kim, Trường Mầm non Sơn Ca, Trường Trung cấp Y Dược Lê Hữu Trác, Bệnh viện Y học cổ truyền Quân đội.
Theo Báo Lao động

Vừa ra mắt Eco-Spring đã làm “nóng” thị trường

Sáng 12/12/2015, Lễ ra mắt chính thức Tòa Eco-Spring thuộc Tổ hợp Thương mại, dịch vụ và nhà ở cao cấp Eco-Green City đã diễn ra tại khách sạn Marriott (Nam Từ Liêm, Hà Nội), thu hút hàng trăm khách hàng tham gia.
Eco-Spring là một trong 4 tòa căn hộ thuộc Tổ hợp Thương mại, dịch vụ và nhà ở cao cấp Eco-Green City. Tòa căn hộ Eco-Spring được đánh giá là tòa nhà có hướng đẹp bậc nhất nhờ tọa lạc tại phía Đông Nam – hướng thu hút vượng khí, tài lộc tốt nhất theo phong thủy cho gia chủ. Đây là một trong số những lý do khiến Tòa Eco-Spring “hút” khách hàng ngay trong lễ ra mắt.
“Hot” căn hộ tiện nghi với phương thức thanh toán linh hoạt
Là một Kiến trúc sư làm việc tại quận Đống Đa (Hà Nội), anh Đinh Quốc Hoàng đang tìm mua một căn hộ có diện tích khoảng 60m2, 2 phòng ngủ và giao thông thuận tiện vào trung tâm thành phố để cải thiện không gian sống cho gia đình.
Tuy nhiên, nếu tìm mua tại quận Đống Đa, gia đình anh không có đủ năng lực tài chính để chọn lựa một căn hộ ưng ý do mức giá tại đây khá cao. Đặc biệt, do có con nhỏ, vợ chồng anh muốn an cư tại nơi có khoảng không gian vui chơi, giải trí rộng thoáng cho trẻ phát triển. Nhưng trên thực tế, tại quận Đống Đa hay những quận nội thành khác, mong muốn này dường như vượt tầm của những người như anh Hoàng.
Lễ ra mắt Tòa Eco-Spring thu hút đông đảo khách hàng tham gia
Vì thế anh Hoàng đang hướng đến khu vực quận Thanh Xuân với mức chi phí thấp hơn, đặc biệt là tại đây đang có nhiều dự án có mật độ xây dựng thấp, ưu tiên không gian xanh và tiện ích, chính sách thanh toán lại linh hoạt, rất phù hợp với khả năng tài chính của gia đình anh.
Sau một thời gian tìm hiểu, vợ chồng anh Hoàng quyết định đặt mua 1 căn hộ tại Tòa Eco-Spring (thuộc Tổ hợp Thương mại, dịch vụ và nhà ở cao cấp Eco-Green City) tọa lạc ngay mặt đường Nguyễn Xiển, giao thông rất thuận tiện để đi vào trung tâm thành phố cũng như các quận, huyện lân cận.
Tham gia lễ ra mắt Tòa Eco-Spring vào ngày 12/12 vừa qua, anh Hoàng chia sẻ: “Mình thực sự rất hài lòng, với tiến độ thanh toán linh hoạt, vợ chồng mình chỉ cần thanh toán 15% giá trị hợp đồng, tức 300 triệu đồng đã có thể ký hợp đồng mua bán, sở hữu ngay 1 căn hộ rất tiện nghi, 2 phòng ngủ tại đây. …”.
 
Vị trí dự án cùng lối thiết kế thông minh, xanh mát là những lý do hàng đầu khiến khách hàng yêu thích và đặt mua căn hộ tại Tòa Eco-Spring
Dự án “xanh” chưa bao giờ hết “hot”
Với ý tưởng xây dựng Eco-Green City trở thành thành phố hiện đại, thành phố xanh, trong lành và yên bình, CĐT dành đến gần 70% diện tích (13.200 m2) cho quản trường, cây xanh, vườn hoa,…
Không gian “xanh” ngập tràn tại Eco-Green City
Ngay khi bước chân vào thành phố “xanh” Eco-Green City, cư dân sẽ cảm nhận được hơi thở tươi mát của một cuộc sống thực sự gần gũi với thiên nhiên, nhẹ nhàng và thư thái. Giữa 4 tòa nhà cao 35 tầng của Eco-Green City là quảng trường rộng 13.200 m2, gồm cây xanh, vườn hoa, thác nước, lối tản bộ… là nơi cư dân cùng bạn bè thư giãn, trò chuyện, nơi trẻ em được vui chơi, hoạt động và là nơi để người già được nghỉ dưỡng.
Với vị trí đắc địa, tiện ích hiện đại, thiết kế thông minh và đặc biệt không gian “xanh” hiếm có, Tòa Eco- Spring nói riêng và dự án Eco-Green City nói chung được dự đoán sẽ trở thành tiêu điểm của thị trường BĐS Hà Nội trong năm 2016.
Đại diện đơn vị phân phối Worldstarland- Ông Cấn Công Việt lên trao phần quà may mắn cho các khách hàng đến tham dự lễ mở bán
Cũng trong buổi ra mắt Tòa căn hộ Eco-Spring, đơn vị phân phối Worldstar Land dành tặng 60 cặp vé du lịch đến Singapore trị giá 30 triệu đồng cho 60 khách hàng giao dịch thành công đầu tiên.

Hiện dự án Eco-Green City đang được phân phối bởi Worldstar Land.
Địa chỉ: Tầng 2, tòa nhà Chelsea Park, Trung Kính, Cầu Giấy, Hà Nội
Hotline: 0982.107.786

Mua căn hộ Xuan Mai Sparks Tower có cơ hội trúng ô tô

Tất cả khách hàng đặt mua thành công căn hộ Xuan Mai Sparks Tower từ ngày 9/11 đến 31/12 có cơ hội bốc thăm trúng thưởng xe ôtô Kia Morning.

le-khai-truong-mua-can-ho-xuan-mai-sparks-towerTheo đó, từ ngày 9/11, khách hàng có giao dịch thành công tại dự án Xuan Mai Sparks Tower chỉ cần thanh toán trước 160 triệu đồng sẽ có cơ hội tham gia chương trình bốc thăm trúng thưởng xe ôtô Kia Morning trị giá 335 triệu đồng. Ngoài ra còn có giải nhì là tủ lạnh 2 cánh Elextrolux trị giá 15 triệu đồng. Chương trình bốc thăm dự kiến tổ chức vào tháng 2/2016.
Với 160 triệu mua nhà Hà Nội, tặng Kia Morning
Với 160 triệu mua nhà Hà Nội, tặng Kia Morning

chung-cu-xuan-mai-sparks-tower
Phối cảnh dự án Xuan Mai Sparks Tower.

Với mục đích hỗ trợ nhóm đối tượng khách hàng là trí thức trẻ đang sinh sống và làm việc tại Hà Nội, Công ty CP Đầu tư và Xây dựng Xuân Mai (chủ đầu tư) phối hợp với Ngân hàng Bưu điện Liên Việt đưa ra chính sách bán hàng ưu đãi.
Cụ thể, người mua nhà tại Xuan Mai Sparks Tower nếu đủ điều kiện có thể lựa chọn gói vay 30.000 tỷ đồng hoặc gói vay thương mại lãi suất thấp và áp dụng chính sách giải ngân song song. Với gói vay thương mại, khách hàng có thể vay tới 75% giá trị căn hộ lãi suất ưu đãi 0% trong 12 tháng đầu tiên, ân hạn nợ gốc một năm, miễn phí phạt trả nợ trước hạn.
Nằm trong quần thể khu đô thị mới Dương Nội (Hà Đông, Hà Nội), Xuan Mai Sparks Tower được gồm 3 tòa chung cư A, B, C cao 25 tầng, 2 tầng hầm, một tầng thương mại, 24 tầng căn hộ, mang đến một không gian sống hiện đại và tiện nghi.
phoi-canh-can-ho-the-sparks-xuan-mai
Căn hộ Xuan Mai Sparks Tower. Worldstar Land: tầng 2, tòa nhà Chelsea Park, Trung Kính, Cầu Giấy, Hà Nội.

Với mức thanh toán trước từ 160 triệu đồng, khách hàng đã có cơ hội sở hữu căn hộ hiện đại ở cửa ngõ phía Tây Hà Nội. Các căn hộ ở đây có diện tích đa dạng từ 49m2 đến 90m2, được thiết kế thông minh, phù hợp với các hộ gia đình trẻ. Mỗi tầng có sảnh đón tiếp rộng lớn, hệ thống thu gom rác thải tự động theo tầng. Hệ thống camera giám sát 24/24, đảm bảo môi trường sống an ninh và riêng tư cho cư dân tòa nhà.
Bên cạnh đó, 2/3 diện tích dự án được chủ đầu tư dành để xây dựng khu tiện ích với đa dạng cảnh quan và không gian xanh, tạo không gian sống trong lành, tách biệt hoàn toàn với sự ồn ào náo nhiệt bên ngoài. Vào ngày 29/11, dự án chung cư Xuan Mai Sparks Tower sẽ ra mắt căn hộ mẫu. Khách đến tham quan, tìm hiểu và đặt mua căn hộ trong buổi lễ khai trương căn hộ mẫu vào cuối tuần này sẽ có cơ hội nhận được nhiều phần quà.
Nguồn: Người đưa tin

Sẽ có thêm chính sách hỗ trợ mua nhà sau gói 30.000 tỷ

Bộ trưởng Bộ Xây dựng Trịnh Đình Dũng khẳng định, sau gói 30.000 tỉ đồng sẽ có thêm chính sách hỗ trợ người dân mua nhà.

Thông tin trên được Báo Điện tử Chính phủ cho biết tại phiên thảo luận về tình hình kinh tế-xã hội diễn ra hôm nay (03/11), Bộ trưởng Trịnh Đình Dũng cho biết hiện giải ngân gói hỗ trợ 30.000 tỷ đồng đang diễn ra rất tốt và khi có nguồn cung nhà ở xã hội nhiều sẽ giải ngân hết.
Sẽ có thêm chính sách hỗ trợ mua nhà sau gói 30.000 tỷ
Bộ trưởng cũng nêu rõ, trong Luật Nhà ở quy định, Nhà nước có chính sách hỗ trợ trực tiếp cho các doanh nghiệp tham gia xây dựng nhà ở xã hội và người dân mua nhà ở xã hội được vay nguồn vốn với lãi suất ưu đãi. Ngân hàng Nhà nước sẽ chỉ định các tổ chức tín dụng và Ngân hàng Chính sách Xã hội tham gia.
Hỗ trợ cho người dân để vay mua nhà với lãi suất thấp là công việc lâu dài. Vì thế, khi giải ngân hết gói 30.000 tỷ đồng sẽ tiếp tục có chương trình dài hạn cho người dân vay với lãi suất thấp để cải thiện nhu cầu về nhà ở.
Về vi phạm của công trình 8B Lê Trực, Bộ trưởng Trịnh Đình Dũng cho biết, ngay khi nhận được báo cáo, Bộ Xây dựng đã phối hợp với UBND TP. Hà Nội kiểm tra, rà soát và đề ra các biện pháp xử lý.
Từ vụ việc sai phạm của công trình trên, Bộ Xây dựng đã đề nghị các địa phương tập trung nâng cao hiệu quả quản lý đầu tư xây dựng, đặc biệt tại hai đô thị lớn là Hà Nội và TP.HCM.
Theo Vietstock

Những chính sách BĐS mới có hiệu lực từ tháng 11/2015

(Kinhdoanhnet) - Các nội dung về điều kiện của tổ chức, cá nhân kinh doanh bất động sản; về các loại hợp đồng mẫu trong kinh doanh; về chuyển nhượng hợp đồng thuê mua nhà, công trình xây dựng có sẵn; chuyển nhượng hợp đồng mua bán, thuê mua nhà ở hình thành trong tương lai và về thủ tục chuyển nhượng toàn bộ hoặc một phần dự án bất động sản... là những chính sách BĐS mới có hiệu lực từ tháng 11/2015.

Có hiệu lực từ 1/11/2015, Nghị định số 76/2015/NĐ-CP ngày 10/09/2015 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Kinh doanh bất động sản. Nghị định này quy định chi tiết một số điều, khoản của Luật Kinh doanh bất động sản, bao gồm các nội dung về điều kiện của tổ chức, cá nhân kinh doanh bất động sản; về các loại hợp đồng mẫu trong kinh doanh bất động sản; về chuyển nhượng hợp đồng thuê mua nhà, công trình xây dựng có sẵn; về chuyển nhượng hợp đồng mua bán, thuê mua nhà ở hình thành trong tương lai và về thủ tục chuyển nhượng toàn bộ hoặc một phần dự án bất động sản.
Nghị định quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Kinh doanh bất động sản có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 11 năm 2015
Kinh doanh BĐS phải có vốn pháp định không thấp hơn 20 tỷ đồng

Theo Nghị định số 76/2015/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Kinh doanh bất động sản (BĐS), Tổ chức, cá nhân kinh doanh bất động sản phải thành lập doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp hoặc hợp tác xã theo quy định của pháp luật về hợp tác xã (sau đây gọi chung là doanh nghiệp) và phải có vốn pháp định không được thấp hơn 20 tỷ đồng. Trừ các trường hợp: tổ chức, hộ gia đình, cá nhân bán, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê mua BĐS quy mô nhỏ…

Mức vốn pháp định quy định được xác định căn cứ vào số vốn điều lệ của doanh nghiệp, hợp tác xã theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp, pháp luật về hợp tác xã. Doanh nghiệp, hợp tác xã không phải làm thủ tục đăng ký xác nhận về mức vốn pháp định.

Điều kiện chuyển nhượng hợp đồng thuê mua nhà, công trình xây dựng có sẵn


Bên thuê mua nhà, công trình xây dựng có sẵn theo quy định tại Mục 4 Chương II Luật Kinh doanh bất động sản có quyền chuyển nhượng hợp đồng thuê mua nhà, công trình xây dựng đó cho tổ chức, cá nhân khác khi hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (sau đây gọi chung làgiấy chứng nhận) cho bên thuê mua chưa nộp cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Tổ chức, cá nhân nhận chuyển nhượng hợp đồng thuê mua nhà, công trình xây dựng có quyền chuyển nhượng tiếp hợp đồng thuê mua nhà, công trình xây dựng cho tổ chức, cá nhân khác khi hồ sơ đề nghị cấp giấy chứng nhận chưa nộp cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền để cấp giấy chứng nhận.

Việc chuyển nhượng hợp đồng thuê mua nhà, công trình xây dựng thì phải chuyển nhượng toàn bộ hợp đồng thuê mua nhà, công trình xây dựng đã ký với bên cho thuê mua. Đối với trường hợp là nhà ở thì thực hiện chuyển nhượng hợp đồng thuê mua từng căn nhà riêng lẻ hoặc từng căn hộ; trường hợp hợp đồng thuê mua nhiều căn nhà riêng lẻ hoặc nhiều căn hộ thì phải chuyển nhượng toàn bộ số căn nhà hoặc căn hộ trong hợp đồng đó.

Điều kiện chuyển nhượng hợp đồng mua bán, thuê mua nhà ở hình thành trong tương lai

Bên mua, bên thuê mua chưa nhận bàn giao nhà ở hoặc đã nhận bàn giao nhà ở có quyền chuyển nhượng hợp đồng mua bán, thuê mua nhà ở hình thành trong tương lai cho tổ chức, cá nhân khác khi hồ sơ đề nghị cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho bên mua, bên thuê mua chưa nộp cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Tổ chức, cá nhân nhận chuyển nhượng hợp đồng có quyền chuyển nhượng tiếp hợp đồng mua bán, thuê mua cho tổ chức, cá nhân khác khi hồ sơ đề nghị cấp giấy chứng nhận chưa nộp cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền để cấp giấy chứng nhận.

Việc chuyển nhượng hợp đồng mua bán, thuê mua nhà ở hình thành trong tương lai thì phải chuyển nhượng hợp đồng theo từng căn nhà riêng lẻ hoặc từng căn hộ; đối với trường hợp hợp đồng mua bán, thuê mua nhiều căn nhà riêng lẻ hoặc nhiều căn hộ thì phải chuyển nhượng toàn bộ số căn nhà hoặc căn hộ trong hợp đồng đó.

Theo Nghị định 76/2015/NĐ-CP, các doanh nghiệp kinh doanh bất động sản đang hoạt động mà chưa đáp ứng đủ điều kiện về vốn pháp định theo quy định tại Nghị định này được tiếp tục hoạt động, nhưng phải bổ sung đủ điều kiện về vốn pháp định theo quy định của Nghị định này trong thời hạn 01 năm kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2015 nếu tiếp tục kinh doanh bất động sản.

Các dự án đầu tư kinh doanh bất động sản đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định việc đầu tư, đã được giao đất, cho thuê đất, đã có văn bản cho phép chuyển nhượng dự án và các hợp đồng chuyển nhượng, bán, cho thuê, cho thuê mua bất động sản đã ký trước ngày 01 tháng 7 năm 2015 thì không phải làm lại thủ tục theo quy định của Luật Kinh doanh bất động sản số 66/2014/QH13.

Các hợp đồng mua bán, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê mua bất động sản, chuyển nhượng dự án, các văn bản chuyển nhượng hợp đồng đã ký kết trước ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành được tiếp tục thực hiện mà không phải ký lại theo các hợp đồng mẫu và theo trình tự, thủ tục của Nghị định này.
PV

Mua nhà trả góp, có 5 điều không thể bỏ qua

CafeLand – Mua nhà trả góp hình thành trong tương lai đang là xu hướng lựa chọn của nhiều người hiện nay. Ưu điểm lớn nhất của hình thức này là người mua không cần phải thanh toán ngay một lần giá trị nhà mà trả dần từng đợt, do đó sở hữu nhà khá dễ. Tuy nhiên, nếu không xem xét kỹ, người mua có thể gặp nhiều rắc rối.

Mua nhà trả góp, có 5 điều không thể bỏ qua
1. Xem xét khả năng tài chính
Theo chuyên viên tư vấn của Ngân hàng VIB, khi quyết định mua nhà trả góp hình thành trong tương lai, trước tiên, khách hàng cần quan tâm đến khả năng chi trả của mình đến đâu. Theo đó, cần xác định số vốn hiện có, số vốn hỗ trợ, số vốn cần vay thêm và khả năng trả nợ.
Số vốn hiện có bao gồm số tiền tiết kiệm hiện có, thu nhập hàng tháng của gia đình sau khi trừ đi tất cả các khoản chi phí sinh hoạt mỗi tháng.
Số vốn hỗ trợ là khoản tiền khách hàng có thể nhận được từ người thân với lãi suất bằng 0 hoặc hoặc chỉ áp dụng mức lãi suất bằng hoặc thấp hơn lãi suất ngân hàng.
Khả năng trả nợ: Sau khi mua chung cư trả góp thì việc phải làm là trả nợ, vì thế bạn cần phải biết mỗi tháng chi trả chính xác bao nhiêu tiền và lãi suất phải biến động trong tầm kiểm soát.
Nếu tổng số vốn có được của bạn lớn hơn khả năng trả nợ thì việc mua nhà trả góp là khả thi.
2. Vay vừa đủ khả năng chi trả
Tài chính luôn là yếu tố hàng đầu cần quan tâm khi tính đến việc mua nhà, nhất là mua nhà trả góp. Vì nếu không tính toán kỹ lưỡng, bạn sẽ phải sống trong lo lắng, stress vì nợ nần ngay trong chính căn nhà mới mua.
Vay nhiều hay ít phụ thuộc vào tổng thu nhập của gia đình. Sau khi trừ phần chi tiêu hàng tháng, số tiền còn lại đủ khả năng trả cả gốc và lãi hàng tháng là được. Nếu lượng tiền bắt buộc phải vay thì điều chỉnh thời gian vay và hình thức trả nợ.
Tuy nhiên, cũng chỉ nên vay khoảng 30 - 40% giá trị căn hộ là hợp lý, tránh mất khả năng chi trả.
3. Chọn gói vay và ngân hàng phù hợp

Mua nhà trả góp, có 5 điều không thể bỏ qua
Vào dịp cuối năm, các ngân hàng có rất nhiều gói cho vay ưu đãi với lãi suất hấp dẫn. Tuy nhiên, khách hàng cần tham khảo chi tiết về thời gian áp dụng lãi suất ưu đãi này là bao lâu, lãi suất sau thời gian ưu đãi tính như thế nào.
Nhiều ngân hàng hiện nay cũng công khai cách tính lãi suất sau thời gian ưu đãi dựa trên lãi suất tiết kiệm cộng thêm biên độ. Điều khách hàng cần quan tâm là, liệu đó có phải lãi suất tiết kiệm 12 tháng cộng biên độ cố định hay đó là lãi suất tiết kiệm 13 tháng cộng biên độ.
Lãi suất tiết kiệm kỳ hạn 12 tháng luôn tốt hơn cho khách hàng vay.
Ngoài ra, khách hàng cần lựa chọn ngân hàng uy tín, dịch vụ tốt, bởi sự minh bạch của nhà băng là yếu tố quan trọng đảm bảo cho khoản vay của mình. Chẳng hạn các ngân hàng được Moody đánh giá cao qua các kỳ đánh giá vào tháng 9 hàng năm.
Năm 2015, có 9 ngân hàng Việt Nam lọt vào danh sách này gồm: VietinBank, VIB, BIDV, Sacombank, Techcombank, ACB, MB, VPBank và SHB.
Bên cạnh đó, khách hàng cũng nên cân nhắc việc mua bảo hiểm cho khoản vay, khoảng 1% của khoản vay để phòng những rủi ro bất ngờ có thể xảy ra.
4. Chọn dự án
Đây là khâu vô cùng quan trọng, tiếp theo sau khi đã cân nhắc xong vấn đề tài chính để mua nhà. Những điểm cần lưu ý nhất khi chọn dự án là: Vị trí, tiện ích; giá cả, tiến độ thanh toán; pháp lý và uy tín chủ đầu tư.
Vị trí và tiện ích
Vị trí và tiện ích ảnh hưởng trực tiếp đến việc đi lại và chất lượng cuộc sống hàng ngày của bạn. Tùy thuộc vào nhu cầu và điều kiện hiện tại để chọn nhà phù hợp. Nên ưu tiên chọn những dự án gần với chỗ làm việc, đường đi lại thuận lợi, tránh kẹt xe, ngập nước thường xuyên.
Bên cạnh đó, nên xem xét đến các tiện ích nội khu cũng như xung quanh dự án như siêu thị, nhà hàng, trường học, bệnh viện,…
Ngoài ra, cũng cần để ý đến vấn đề an ninh khu vực, môi trường xung quanh tránh gần nhà máy, nơi ồn ào, ô nhiễm.
- Giá cả và tiến độ thanh toán
Nếu đã lên kế hoạch mua căn hộ trong khoảng tiền đã tính từ trước thì nên căn cứ theo đó để làm cơ sở chọn căn hộ có giá phù hợp. Chú ý đến hình thức và các đợt thanh toán sao cho thuận lợi với chu kỳ thu nhập hàng tháng và khả năng tài chính.
Đối với căn hộ tại dự án còn đang trong quá trình xây dựng, cần chú ý đến việc có bản phụ lục kèm theo hợp đồng với chủ đầu tư để đối chiếu về chất lượng, không có phát sinh chi phí, đảm bảo về các tiện ích, thời gian hoàn thành, bàn giao nhà đúng cam kết.
- Pháp lý và uy tín chủ đầu tư.
Xem kỹ giấy tờ pháp lý dự án không chỉ giúp tránh chọn “nhầm nhà” trong quá trình mua bán mà còn liên quan đến quyền sở hữu sau này. Do đó, khi mua nhà cần xem xét rất kỹ yếu tố này.
Thông thường, tại các buổi lễ công bố, giới thiệu hay mở bán nhân viên bán hàng nói nhiều đến tiện ích, tiến độ thanh toán và các ưu đãi hơn là pháp lý. Tuy nhiên, người mua có quyền yêu cầu chủ đầu tư cung cấp đầy đủ giấy tờ pháp lý của dự án như: bản quy hoạch chi tiết, giấy phép xây dựng,… Các giấy tờ chứng minh chủ đầu tư thực sự của dự án, dự án không bị cầm cố hay thế chấp.
Trên thực tế, do tìm hiểu không tới nên có nhiều trường hợp góp tiền mua nhà nhưng cuối cùng gặp rất nhiều rủi ro do đất dính quy hoạch, dự án chưa có giấy phép xây dựng, tranh chấp giữa đơn vị bán hàng và chủ đầu tư.
Về chủ đầu tư, nên chọn các dự án có chủ đầu tư uy tín, năng lực trên thị trường. Điều đó thể hiện qua các dự án mà chủ đầu tư đã từng xây dựng. Tránh mua nhà tại dự án có chủ đầu tư “tay ngang”.
5. Đọc kỹ hợp đồng

Mua nhà trả góp, có 5 điều không thể bỏ qua
Hợp đồng là văn bản ghi nhớ các điều khoản ràng buộc giữa bên bán và bên mua. Trước khi đặt bút ký mua nhà, nên cân nhắc thu nhập, các điều khoản trong hợp đồng để tránh vi phạm hợp đồng và bị phạt.
Nếu thắc mắc hay có bất cứ điều khoản bất lợi nào, như tiến độ thanh toán dồn dập, số tiền nộp 1 lần quá lớn,… hãy thương lượng lại ngay với chủ đầu tư.
Khách hàng cũng nên phân biệt giữa chủ đầu và đơn vị phát triển dự án. Có không ít dự án chủ đầu tư không tham trực tiếp vào quá trình xây dựng dự án mà thông qua một đơn vị khác. Các đơn vị phát triển dự án này thực hiện gần như toàn bộ công việc xây dựng, bán hàng,… nhưng thực chất không phải là chủ đầu tư.
Hợp đồng chỉ có giá trị pháp lý khi người mua nhà ký kết với chủ đầu tư. Do vậy, cần xác định để ký kết hợp đồng cho đúng.
Ngoài ra, nên yêu cầu nhân viên bán hàng làm rõ các khoản phí nhìn thấy và phí phát sinh, ở căn hộ chung cư có khá nhiều loại phí, không như các loại hình nhà ở khác.
Tốt nhất, nếu có điều kiện hãy tham khảo thêm ý kiến của luật sư về các điều khoản hợp đồng để có những lời tư vấn thích hợp và không nên đặt cọc trước khi thương lượng.
Theo cafeland.vn